Trang web Baccarat Ma Cao

line

Sáng ngày 26/05/2017, Khoa Du lịch trường Đại học Văn Hiến đã tổ chức buổi tọa đàm "Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập" Buổi tọa đàm có sự tham dự của: PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch, PGS.TS Phạm Trung Lương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch; PGS.TS Nguyễn Minh Đức – GĐĐH Phụ trách đào tạo, PGS.TS Phạm Xuân Hậu – Trưởng Khoa Du lịch trường Đại học Văn Hiến. Đại diện khoa Du lịch các trường có đào tào tạo ngành Du lịch tại TP. HCM, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch ở TP. HCM cùng đại diện các phòng ban và toàn thể các giảng viên của khoa Du lịch trường Đại học Văn Hiến.

Đã từ lâu, du lịch được mệnh danh là “Ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng” khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong nền kinh tế của đất nước. Nhiều năm nay, những địa phương có ưu thế về các nguồn tài nguyên du lịch đã chủ động xác định ngành du lịch là ngành “Kinh tế mũi nhọn” và gặt hái được nhiều thành quả đáng trân trọng góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương. Tuy nhiên các kết quả đó vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng của ngành, đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực.

Nói đến vị trí và vai trò của nguồn nhân lực du lịch, đã có nhiều hội nghị, hội thảo khoa học do các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức nhằm đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập trong bối cảnh mới hiện nay. Từ đó, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp cũng đã có những chính sách đầu tư, đưa ra chiến lược phát triển, đổi mới chương trình, chất lượng đào tạo tuy nhiên kết quả vẫn còn chậm so với yêu cầu thực tế.

Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của một cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, với gần 20 năm kinh nghiệm, ngay từ đầu năm học 2016-2017, trường Đại học Văn Hiến đã có nghị quyết số 17 về việc báo cáo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường trong năm học này. Theo đó, từ tháng 02 năm 2017, khoa Du lịch đã được trường duyệt chấp thuận cho thực hiện các nghiên cứu về đánh giá thực trạng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực đồng thời dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và 2030. Kết quả của các nghiên cứu này được trình bày một phần trong buổi tọa đàm. Ngoài ra, buổi tọa đàm cũng nhận được 18 ý kiến đóng góp từ phía lãnh đạo bộ, viện, lãnh đạo nhà trường cũng như của các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Trong đó có ý kiến cho rằng cần mở rộng mô hình đào tạo liên thông, đây cũng là mô hình mà HEDU đang theo đuổi. Kết thúc buổi tọa đàm, PGS.TS Phạm Xuân Hậu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy trong việc ban hành các quy định, cơ chế (phía cơ quan quản lý) trong tổ chức đào tạo ngành (phía cơ sở đào tạo) cũng như trong đánh giá và sử dụng nguồn nhân lực (đối với các doanh nghiệp).

Một số hình ảnh trong buổi tọa đàm:

PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch phát biểu chỉ đạo trong tọa đàm

PGS.TS Phạm Trung Lương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch trao đổi một số giải pháp cho mô hình đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

PGS.TS Nguyễn Minh Đức – GĐĐH Phụ trách đào tạo trường Đại học Văn Hiến chia sẻ về mô hình đào tạo HEDU

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ ý kiến trong tọa đàm

Đại diện phía trường, khoa du lịch chia sẻ kinh nghiệm đào tạo


Các khách mời tham gia tọa đàm cùng chụp hình lưu niệm